Nhảy đến nội dung
x

Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật điện – điện tử

2.5 năm học tại ĐH Tôn Đức Thắng, 1.5 năm học tại ĐH Saxion.

Saxion_Deventer.jpg

1. Thời gian đào tạo: 4 năm, chia làm 2 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: 2.5 năm học tại Trường đại học Tôn Đức Thắng, cơ sở Q7, Tp. HCM.
  • Giai đoạn 2: 1.5 năm học tại Trường đại học khoa học ứng dụng Saxion

2. Văn bằng:

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được 2 bằng đại học

  • Trường ĐH Tôn Đức Thắng cấp một trong ba bằng (tùy chuyên ngành sinh viên học): Kỹ sư Kỹ Thuật điện, Kỹ sư Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
  • Trường ĐH khoa học ứng dụng Saxion cấp bằng cử nhân Kỹ thuật điện – điện tử.

3. Mục tiêu đào tạo:

    3.1 Kiến thức:

Chương trình cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mạch điện - điện tử, mạch công suất, động cơ, kiến thức về lập trình điều khiển vi xử lý và PLC, điều khiển quá trình và hệ thống điều khiển tự động, tính chất vật lý của các vật liệu bán dẫn, nguyên lý và công nghệ thiết kế các vi mạch số và tương tự.

Kiến thức chuyên ngành: sinh viên có thể chọn 1 trong 3 hướng:

  • Kỹ thuật điện:
    • Đào tạo các kiến thức về nhà máy điện - trạm biến áp, đường dây truyền tải điện, lưới điện phân phối cho khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, tòa nhà cao tầng và các nhà máy công nghiệp.
    • Kiến thức về các nguồn năng lượng tái tạo và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
  • Kỹ thuật điều khiển tự động:
    • Đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điều khiển và tự động hóa; hệ thống truyền động điện; hệ thống đo lường thông minh
    • Kiến thức về điều khiển và tự động hóa quá trình sản xuất (tự động hóa chế tạo cơ khí, lắp ráp ô tô, dầu khí, dệt, luyện kim, hoá học, xi măng, chế biến thực phẩm: sữa, bánh kẹo…).
  • Kỹ thuật điện tử - viễn thông:
    • Đào tạo các kiến thức cần thiết để phân tích cấu trúc, chức năng và hiểu rõ được nguyên lý vận hành của các hệ thống thông tin liên lạc hiện nay như các hệ thống thông tin di động từ 2G đến 4G (GSM, UMTS, LTE, …), các hệ thống truyền dẫn quang, các mạng máy tính.
    • Kiến thức cần thiết về tính chất vật lý của các thiết bị, linh kiện điện tử, nguyên tắc phân tích và thiết kế các mạch điện tử.
    • Kiến thức về tính chất vật lý của các vật liệu bán dẫn, nguyên lý và công nghệ thiết kế các vi mạch số và tương tự có kích thước siêu nhỏ và công suất tiêu thụ thấp (FPGA, ASIC).
    • Các kiến thức cần thiết để phân tích, thiết kế, lập trình các giải thuật xử lý số đối với các tín hiệu âm thanh, hình ảnh, video.

    3.2. Kỹ năng:

Kỹ năng chuyên môn: sinh viên có thể chọn 1 trong 3 hướng:

  • Kỹ thuật điện: kỹ năng thiết kế nhà máy điện - trạm biến áp, đường dây truyền tải điện, lưới điện phân phối cho khu công nghiệp và khu dân cư đô thị, máy điện và các hệ thống truyền động điện trong công nghiệp, các hệ thống lạnh và chiếu sáng trong tòa nhà.
  • Kỹ thuật điều khiển tự động: kỹ năng thiết kế, lắp đặt, bảo trì sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động, các thiết bị cảm biến chuyên dụng để tự động hóa các hoạt động sản xuất cũng như đời sống; kỹ năng lập trình cho các thiết bị điều khiển trong công nghiệp như các bộ vi điều khiển, PLC, các thiết bị cảm biến và thu thập dữ liệu (DAQ), các thiết bị robot, …
  • Kỹ thuật điện tử - viễn thông: kỹ năng tính toán thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống viễn thông; kỹ năng thiết kế các mạch điện tử ứng dụng, thiết kế và chế tạo các vi mạch điện tử số có kích thước nhỏ.

Kỹ năng mềm:khả năng phối hợp làm việc trong một nhóm gồm nhiều ngành nghề khác nhau; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, có kỹ năng trình bày báo cáo một cách hiệu quả và thuyết phục; biết cách trình bày một tài liệu báo cáo khoa học đúng chuẩn; biết cách trao đổi, thỏa thuận với đối tác (doanh nghiệp tuyển dụng, đồng nghiệp,…) để đạt được lợi ích cao nhất.

4. Cơ hội nghề nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế, vận hành, bảo trì các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy, thiết kế, điều khiển và chế tạo robot các hệ thống viễn thông.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hoặc điện tử- viễn thông;
  • Chuyên viên thiết kế, tư vấn, giám sát thi công hệ thống điện tại các nhà máy công nghiệp, công ty khai thác và vận hành các dịch vụ liên quan đến thiết bị điện,...vv; đảm nhận được công việc quản lý, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các sản phẩm về điện trong các công ty chuyên phân phối các sản phẩm điện (Siemens, ABB, Schneider Electric, Điện Quang, CADIVI, LIOA, …).

5. Khung chương trình đào tạo:

Xem tại đây

Thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ:

Viện Hợp tác, nghiên cứu và đào tạo quốc tế (Phòng A0001) Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
       Điện thoại: 028 37 755053, Hotline: 0935 035 270;

Email: increti@tdt.edu.vn, Website: http://tuyensinh.tdtu.edu.vn.

Thông tin tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế năm 2018 của Trường đại học Tôn Đức Thắng xem tại đây