Nhảy đến nội dung
x

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành học nghiên cứu từ những hệ thống hiện đại như các mạng thông tin di động thế hệ mới cho đến các thiết bị điện tử ứng dụng trong đời sống hàng ngày như mạch báo cháy, báo trộm, … nhằm phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông sau khi ra trường có các cơ hội làm việc ở các vị trí như chuyên viên kỹ thuật tại các cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông các cấp như bưu điện Tỉnh, Thành phố, các Đài truyền hình địa phương và quốc gia, các công ty khai thác dịch vụ viễn thông và hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc; chuyên viên kỹ thuật, tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực điện tử - viễn thông; nhân viên kỹ thuật cho các tập đoàn viễn thông, tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, các công ty thiết kế chip điện tử chuyên dụng, công ty cung cấp thiết bị, giải pháp viễn thông cho doanh nghiệp, trường học, bênh viện, … Ngoài ra, kỹ sư Kỹ thuật điện tử - Viễn thông còn có khả năng tiếp tục theo học tại các chương trình sau đại học trong nước hoặc quốc tế hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu chuyên các môn chuyên ngành tại các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.

Vì sao nên chọn ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng

TDTU thuộc top 500 đại học tốt nhất thế giới (THE World University Rankings)
Học phí thấp
100% sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp

Các chương trình của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Kỹ thuật điện tử - viễn thông - Mã ngành: 7520207

Sinh viên còn được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành tích hợp ở cả 4 lĩnh vực viễn thông, truyền số liệu và mạng máy tính; điện tử ứng dụng; thiết kế vi mạch điện tử và lĩnh vực xử lý tín hiệu như mạng không dây, mạng truyền số liệu, kỹ thuật siêu cao tần và anten, hệ thống phát thanh truyền hình, công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, thiết kế mạch điện tử, giải pháp kết nối và điều khiển thông minh, vật liệu bán dẫn, …

Sinh viên được tạo điều kiện để học tập trong môi trường năng động với cơ sở vật chất hiện đại, các phòng thí nghiệm luôn được đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến và liên tục cập nhật. Chương trình đào tạo chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành với số buổi học thí nghiệm chiếm gần 50% thời lượng chương trình.

Hiện ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông đang có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước. Sinh viên tiếp cận sớm với môi trường và văn hoá doanh nghiệp thông qua các chuyến tham quan thực tế và kiến tập tại doanh nghiệp để học hỏi và cập nhật xu hướng mới trong ngành đào tạo, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã được trang bị để giải quyết các vấn đề thực tiễn tại công ty. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, workshop, ngày hội việc làm, toạ đàm chia sẻ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên với các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu đến từ các công ty điện tử - viễn thông trong nước và quốc tế. Trong một số học phần chuyên môn và các chương trình nghiên cứu đều có sự đóng góp của nhiều chuyên gia có tay nghề cao kết hợp với giảng viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học ngay tại doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên ngành cho sinh viên.

Đặc biệt, sinh viên sau tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông sẽ tích lũy được kiến thức cơ sở để phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch; giải quyết các tình huống có thể xảy ra; cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh; lập trình tự động giải quyết một vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống; nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông; sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế và mô phỏng trên máy tính để truyền thông tin; dự toán kinh phí, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực, thời gian thực hiện các dự án điện tử - viễn thông, … 

Thông tin cần biết
 
Bằng cấp

Cử nhân

Kỹ sư

 
Thời gian đào tạo

Toàn thời gian: 4 năm

Toàn thời gian: 5 năm

 
Phương thức xét tuyển riêng

Tổ hợp: Toán*2, Anh, Lý

KQ ĐGNL của ĐHQG TP. HCM

Ưu tiên xét tuyển theo TDTU

 
Xét tuyển theo điểm thi THPT

Tổ hợp: A00; A01; C01

Điểm trúng tuyển 2022 (thang 40): 29.5

 
Khai giảng

Tháng 8, năm 2023

 
Học phí

Đang cập nhật

Kỹ thuật điện tử - viễn thông - Mã ngành: F7520207

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông - Chất lượng cao là ngành học của sự sáng tạo và niềm đam mê nghiên cứu. Từ những hệ thống viễn thông hiện đại, như các mạng thông tin di động không dây thế hệ mới cho đến các thiết bị điện tử ứng dụng trong đời sống hàng ngày như thiết bị báo cháy, báo trộm … Bên cạnh đó, các kiến thức trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, như thiết kế vi mạch hay các mạch điện tử chuyên dụng, luôn đem lại sự thích thú và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mỗi sinh viên.

Cơ sở vật chất: Phòng học đầy đủ tiện nghi với trang thiết bị dạy học hiện đại nhất;được bố trí phòng học riêng để sắp xếp không gian học cho phù hợp;  được ưu tiên tiếp cận sớm với các thiết bị thí nghiệm mới, chất lượng cao chưa được sử dụng ở các lớp đại trà; được hỗ trợ một số linh kiện chuyên dụng trong quá trình làm Đồ án tốt nghiệp.

Chương trình học: được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở tham khảo chương trình quốc tế kết hợp với nhu cầu thực tế ở Việt Nam.

Thông tin cần biết
 
Bằng cấp

Cử nhân

Kỹ sư

 
Thời gian đào tạo

Toàn thời gian: 4 năm

Toàn thời gian: 5 năm

 
Phương thức xét tuyển riêng

Tổ hợp: Toán*2, Anh, Lý

KQ ĐGNL của ĐHQG TP. HCM

Ưu tiên xét tuyển theo TDTU

 
Xét tuyển theo điểm thi THPT

Tổ hợp: A00; A01; C01

Điểm trúng tuyển 2022 (thang 40): 22

 
Khai giảng

Tháng 8, năm 2023

 
Học phí

Đang cập nhật

Cựu sinh viên nói gì về ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Đang cập nhật