Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, song tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nghiêm trọng. Việc quốc tế hóa nền kinh tế đang yêu cầu các doanh nghiệp của Việt Nam phải đáp án được các tiêu chuẩn và môi trường cả trong nước và quốc tế; mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp đang đòi hỏi nguồn nhân sự rất cao ở vị trí tư vấn, hoạch định và thực hiện các dự án về phát biển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, ngành Khoa học môi trường được coi là ngành học có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Kỹ sư ngành Khoa học môi trường có đầy đủ năng lực để tự tin ứng tuyển vào nghiên cứu và làm việc ở các vị trí như chuyên viên thiết kế, vận hành và giám sát công trình xử lý khí thải, nước thải, nước cấp, chất thải rắn và chất thải nguy hại; chuyên gia tư vấn, đánh giá tác động, quản lý môi trường đô thị và khu dân cư, quản lý dự án môi trường – tài nguyên; chuyên viên trong lĩnh vực an toàn – sức khỏe – môi trường tại doanh nghiệp; chuyên viên trong lĩnh vực quản lý môi trường và tài nguyên, địa chính, quy hoạch, tại các Sở, ban ngành, đơn vị quản lý trực thuộc trung ương hoặc địa phương; tham gia các dự án quốc tế trong lĩnh vực môi trường, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững. Ngoài ra, sinh viên còn có thể nghiên cứu và giảng dạy tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành hoặc tiếp tục học lên các bậc học cao hơn.
Sinh viên được đào tạo kiến thức tích hợp cả 2 lĩnh vực bao gồm quản lý và kỹ thuật môi trường. Ngoài các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành về kỹ thuật kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước, không khí; thiết kế phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu những tác động có hại của phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên; theo dõi đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; quản lý năng lượng, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, …
Điểm nổi bật của chương trình học là được đào tạo theo hướng ứng dụng với hơn 40% thời lượng sinh viên được học tại doanh nghiệp hoặc các phòng thí nghiệm, phòng máy tính được trang bị đầy đủ trang thiết bị và máy móc hiện đại. Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các học phần, dự án nghiên cứu cùng chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nước, qua đó giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, đáp ứng tối đa nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Sinh viên có từ 5 - 6 tháng tham gia kiến tập tại các công ty Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia để làm quen với môi trường và văn hoá làm việc, tích luỹ kinh nghiệm thực tế và nâng cao năng lực chuyên môn.
Sinh viên ngành Khoa học môi trường sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tự lập kế hoạch, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản trị tài nguyên, phục hồi sinh thái; đánh giá, phân tích, thiết kế, tư vấn kỹ thuật, quản lý và vận hành các công trình xử lý chất thải hoặc hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp; tổ chức, thực thi các chương trình xử lý, khắc phục, phòng tránh sự cố môi trường.
Cử nhân
Kỹ sư
Toàn thời gian: 4 năm
Toàn thời gian: 5 năm
Tổ hợp: Toán*2, Anh, Sinh
KQ ĐGNL của ĐHQG TP. HCM
Ưu tiên xét tuyển theo TDTU
Tổ hợp: A00; B00; D07; A01
Điểm trúng tuyển 2023 (thang 40): 22
Tháng 9, năm 2024
Khoảng 31 đến 32 triệu đồng/năm