Nhảy đến nội dung
x

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng, lập dự toán công trình xây dựng để đi sâu vào các nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng các công trình cầu đường bộ, hầm, cầu vượt, nút giao thông, đường sân bay, và công trình hạ tầng kỹ thuật, …

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương công việc của một chuyên gia thiết kế, giám sát và thi công các công trình cầu đường, các nút giao thông, sân bay và công trình hạ tầng kỹ thuật; lập dự toán công trình xây dựng. Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp ngành này còn có thể làm việc tại các công ty tư vấn xây dựng giao thông, các ban quản lý dự án giao thông, các đơn vị thi công hoặc tiếp tục học cao học ở các chương trình sau đại học. 

 

Vì sao nên chọn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng

TDTU thuộc top 500 đại học tốt nhất thế giới (THE World University Rankings)
Học phí thấp
100% sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp

Các chương trình của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Mã ngành: 7580205

Sinh viên được trang bị vững chắc về kiến thức nền tảng như cơ học đất, cơ học kết cấu, sức bền liệu, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép, trắc địa, thủy lực, thủy văn, ... Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành như thiết kế đường, thiết kế cầu, đồ án kết cấu bê tông, đồ án kết cấu thép, đồ án nền móng, đồ án thiết kế cầu, đồ án thiết kế đường, kinh tế xây dựng và dự toán, thi công xây dựng cầu đường, thí nghiệm kiểm định vật liệu xây dựng, quản lý và khai thác cầu đường, các phần mềm và công cụ hỗ trợ thiết kế như Civil 3D, Midas, AndDesign, …

Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng gắn liền với thực tế và mang tính ứng dụng cao. Tất cả các môn học được thiết kế lồng ghép giữa lý thuyết, đồ án và thực hành thí nghiệm mô phỏng, được thiết kế giống 100% như các công trình thực tế, qua đó giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề và rèn luyện phản xạ, tư duy nhạy bén trước khi bước chân vào thị trường lao động đầy cạnh tranh.

Thông qua mạng lưới đối tác thân hữu của Nhà trường, sinh viên được hướng dẫn tham gia trải nghiệm và kiến tập tại các công ty xây dựng công trình giao thông trong và ngoài nước ngay từ những năm đầu tiên học tập, qua đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, giúp sinh viên thích nghi nhanh với môi trường và văn hoá doanh nghiệp, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong xây dựng và thiết kế công trình giao thông.

Nhà trường còn tạo điều kiện cho những sinh viên giỏi có cơ hội trải nghiệm ít nhất một học kỳ ở nước ngoài trước khi tốt nghiệp để trao đổi và giao lưu văn hoá, tìm hiểu về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, xu hướng xây dựng và phát triển các công trình giao thông trên thế giới. 

Thông tin cần biết
 
Bằng cấp

Cử nhân

kỹ sư

 
Thời gian đào tạo

Toàn thời gian: 4 năm

Toàn thời gian: 5 năm

 
Phương thức xét tuyển riêng

Tổ hợp: Toán*2, Anh, Lý

KQ ĐGNL của ĐHQG TP. HCM

Ưu tiên xét tuyển theo TDTU

 
Xét tuyển theo điểm thi THPT

Tổ hợp: A00; A01; C01

Điểm trúng tuyển 2023 (thang 40): 22

 
Khai giảng

 Tháng 9, năm 2024

 
Học phí

Khoảng 31 đến 32 triệu đồng/năm

Cựu sinh viên nói gì về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Đang cập nhật ...